Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Dung dịch axeton hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Có lẽ là ít ai trong số chúng ta lại chưa từng nghe đến một chất hóa học gọi là axeton. Chúng xuất hiện khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là ứng dụng trong làm đẹp, cụ thể là làm chất tẩy sơn móng tay. Tuy nhiên, bạn có biết rằng axeton thực sự là hóa nhất như thế nào hay không? Ý kiến cho rằng axeton có độc không là đúng hay sai?
Dung dịch aceton được ứng dụng nhiều trong đời sống
Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Aceton là gì? Tính chất của axeton
Aceton hay hóa chất acetone (còn gọi là propanone) là một hợp chất hữu cơ với công thức hóa học (CH3)2CO. Nguyên tử Axeton được tạo nên từ 3 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử, 1 nguyên tử oxi. Cấu tạo của Axeton gồm 1 nhóm carbonyl liên kết cùng 2 nhóm hydrocacbon.
Axeton là một trong những hóa chất phổ biến
Đối với hóa học hữu cơ, axeton đóng vai trò là một thành phần cơ bản và quan trọng. Ngoài ra, axeton cũng tồn tại trong cơ thể con người, cụ thể là trong máu và nước tiểu.
Tính chất của axeton
Để hiểu rõ hơn axeton là gì, cùng tìm hiểu qua một số tính chất đặc trưng nhất của hóa chất này nhé.
- Tồn tại ở thể lỏng, hòa tan trong nước, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy và có mùi đặc trưng.
- Được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên, cũng tồn tại trong tự nhiên, ví dụ như trong không khí, nước, ruộng đất,…
- Có khả năng hòa nhập vào đất, nước, nhưng lại không thể tích tụ lại lâu vì các vi sinh vật sẽ chuyển hóa chúng thành các hợp chất khác.
Axeton có độc không?
Từ những thông tin về tính chất của axeton, có lẽ chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc axeton có độc không. Cụ thể, trên thực tế, có thể nói rằng axeton hoàn toàn vô hại do bị biến đổi khá nhanh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong trường hợp axeton kết hợp với các hóa chất khác như hydrogen peroxide, chloroform,… sẽ trở nên có hại, thậm chí hậu quả sẽ đặc biệt nghiêm trọng.
Axeton có độc không? Làm thế nào để phòng tránh các tác hại từ axeton
Như vậy, ta có thể đi đến kết luận rằng, axeton sẽ vô hại nếu như được sử dụng đúng cách, đáp ứng đầy đủ có quy định về an toàn khi sử dụng hóa chất này. Trong trường hợp do yêu cầu công việc phải thường xuyên tiếp xúc với axeton, hãy đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa dưới đây.
Biện pháp phòng ngừa khi sử dụng axeton
Vì được ứng dụng tương đối rộng rãi vào nhiều lĩnh vực trong đời sống, và cũng vì một số ý kiến lo lắng rằng axeton có độc không, nhiều nghiên cứu về axeton đã được tiến hành. Từ đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh, bạn cần tuân thủ những quy tắc an toàn sau.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc và các nguy cơ hít phải axeton
- Tốt nhất nên thực hiện các quy trình tiếp xúc axeton trong không gian thoáng khí.
- Đảm bảo trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ.
- Đặt hóa chất axeton hay các sản phẩm có axeton trong thành phần ở vị trí khó lấy, ngoài tầm tay trẻ em.
- Bảo quản và lưu trữ axeton tại vị trí thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao, đặc biệt là các vị trí có khả năng bắt lửa, gần các thiết bị dễ cháy.
- Trong trường hợp không may để hóa chất tiếp xúc với cơ thể, cần có biện pháp sơ cứu và xử lý kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Cụ thể dưới đây là những điều bạn nên thực hiện ngay khi không may bị axeton tiếp xúc trực tiếp vào da, mắt hay các bộ phận khác trên cơ thể.
- Trường hợp bị tiếp xúc với mắt, nhanh chóng rửa kỹ bằng nước sạch và đến ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, nếu đang đeo kính áp tròng, ngay lập tức tháo kính ra và rửa sạch mắt.
- Trường hợp bị axeton tiếp xúc vào da cũng cần phải rửa sạch vùng da đó bằng nước và xà phòng. Bên cạnh đó, để đảm bảo hơn, bạn cũng có thể sử dụng thêm kem sát khuẩn bôi lên vùng da bị tiếp xúc.
- Trường hợp axeton dây vào quần áo cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi muốn sử dụng lại.
- Đặc biệt nguy hiểm nhất là trường hợp nuốt phải axeton. Lúc này, phải ngay lập tức mở cúc áo, quần, nới lỏng thắt lưng và cà vạt của bệnh nhân (nếu có). Ngoài ra, có thể trò chuyện để tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân. Lưu ý: tuyệt đối không được để cho người nuốt phải axeton nôn mửa hoặc tiến hành hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.
Như vậy, có thể thấy được rằng axeton có độc không còn tùy vào mức độ an toàn khi bạn thực hiện các bước tiếp xúc. Vì thế, hãy trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức về hóa chất này để bảo vệ bản thân và người xung quanh nhé. Hi vọng những thông tin về axeton có độc không cùng các biện pháp phòng tránh sẽ hữu ích cho bạn.