Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Gom mosaic la gi hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Mosaic là một tác phẩm nghệ thuật được tạo thành từ sử dụng những mảnh ghép nhiều gam màu từ kính, đá hoặc các vật liệu khác nhau. Nhiều người đang thắc mắc rằng gom mosaic la gi? Gốm mosaic là gì? Nghệ thuật mosaic là gì?Tranh mosaic là gì?,… Hãy cùng Kovisan dành chút thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về phong cách này nhé!
Gốm Mosaic là gì?

Nghệ thuật mosaic là gì?
Mosaic (hay còn được gọi là “ghép mảnh” hoặc “khảm”) là một trường phái trừ tượng về một hình thức nghệ thuật trang trí – tạo ra hình ảnh từ tập hợp gồm nhiều mảnh nhỏ ghép lại với nhau. Kiểu thiết kế Mosaic này được tạo nên từ những mảnh nhỏ của vật liệu được xếp thành lại với nhau để tạo ra một khối tổng thể thống nhất.
Các mảnh vật liệu nhỏ này gọi là “vật để khảm” thường là những chất rắn, phẳng, phần lớn là ở dạng hình vuông như: thủy tinh màu, gạch, đá, kính, gương,… Phương pháp này còn được gọi là kỹ thuật “khảm”

Nghệ thuật mosaic ra đời từ khi nào?
Từ hơn 4000 năm trở về trước, . Sau này, nhiều vật liệu được tận dụng để ứng dụng hơn như thủy tinh màu, gạch, đá, kính, gương,… Bằng cách sắp xếp những vật liệu với kích thước nhỏ lại với nhau theo một ý tưởng có chủ đích sẽ tạo nên nét độc đáo, tỉ mỉ cho lối trang trí này.
Nghệ thuật Mosaic có lịch sử hình thành trên 4000 năm. Bắt đầu xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên, nghệ thuật mosaic đã xuất hiện tại vùng Lưỡng Hà. Lúc ban đầu, người cổ đại thường dùng những vật liệu như đá màu và ngà voi để khảm. Đến khoảng 1.500 năm trước Công Nguyên, gốm Mosaic ra đời nhưng chỉ thật sự phát triển một cách mạnh mẽ từ thời đế chế Ba Tư ( khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên). Giống với các loại vật liệu Mosaic khác hiện nay, Mosaic gốm chủ yếu dùng trong trang trí tại các đền thờ, cung điện hay những không gian sang trọng. Càng về sau nay, nghệ thuật Mosaic lại càng tiếp tục ghi dấu ấn ảnh hưởng sang các nền văn minh La Mã va Hy Lạp cổ đại.
Nghệ thuật Khảm Mosaic nhanh chóng trở thành một kỹ thuật phổ biến trong nghệ thuật trang trí, cũng là một lựa chọn tất yếu trong trang trí nội thất thời trung cổ. Sau này, nhiều vật liệu được tận dụng để ứng dụng hơn như thủy tinh màu, gạch, đá, kính, gương,… Bằng cách sắp xếp những vật liệu với kích thước nhỏ lại với nhau theo một ý tưởng có chủ đích sẽ tạo nên nét độc đáo, tỉ mỉ cho lối trang trí này.
Tranh gốm Mosaic là gì?
Tranh gốm Mosaic là cách gọi khác của nghệ thuật tranh ghép bằng gốm sứ, do người Xume ở Lưỡng Hà sáng tạo ra và đã nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật đặc thù và nổi bật về tính chất quy mô

Gạch gốm mosaic là gì?
Là loại gạch được khảm, ghép từ những viên đá nhỏ lại với nhau để tạo nên các mảng màu với hình dạng và hoa văn theo ý muốn. Tuy nhiên điều đặc biệt của sản phẩm là phía trên sẽ được tráng phủ một lớp men tạo nên màu sắc bắt mắt, sáng bóng kích thích thị giác của tất cả mọi người. Ngoài ra, loại gạch này có độ hút ẩm cực kì thấp dưới 0.5% nên đây là sự lựa chọn phù hợp cho cả không gian nội thất và ngoại thất.
Ứng dụng của gạch gốm Mosaic là gì? Gạch gốm Mosaic được ứng dụng nhiều trong không trang trí không gian nội thất và ngoại thất
Xem thêm:
- Những mẫu gạch Mosaic được yêu thích nhất hiện nay

Các kĩ thuật phổ biến trong Nghệ thuật Mosaic
Các mảnh vật liệu nhỏ được dùng để ghép nên một tác phẩm Mosaic goi là “vật để khảm” (tessera – tesserae). Khoảng trống giữa các vật dùng để khảm sẽ được lấp kín vữa hoặc chất kết dính gọi là “kẽ hở” (interstice). “Andamento” – có thể hiểu như “nhịp điệu” là sự mô tả chuyển động và sự uyển chuyển của các mảnh con trong một bức tranh Mosaic. Và cuối cùng, cách mà các mảnh vật liệu nhỏ được cắt và sắp xếp sẽ cho ra một “tác phẩm” hoàn thiện (opus).
Từ các cách gọi thuật ngữ ở trên cùng các hình thức thể hiện khác nhau và riêng biệt, nghệ thuật Mosaic chia ra các kĩ thuật phổ biến như sau:
– Opus regulatum: Là sử dụng một hệ thống lưới mà tất cả các vật để khảm được gióng và sắp xếp thẳng đồng thời theo chiều ngang và chiều dọc.

– Opus vermiculatum:Đây là là hình thức biểu cảm nhất của nghệ thuật Mosaic. Các vật dùng để khảm được đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh và mô tả hình thức của nó. Nghệ thuật này nhấn mạnh vào thiết kế chính cùng các chi tiết gần trên tác phẩm. Đây được xem là một trong những hình thức đòi hỏi độ phức tạp cũng như là khắt khe nhất trong nghệ thuật Mosaic.
– Opus tessellatum: Vật để khảm chỉ được sắp xếp theo chiều ngang hoặc dọc nhất định. Các vật để khảm trong kĩ thuật Opus tessellatum thường có kích thước khoảng 4mm. Kỹ thuật Opus tessellatum thường thấy trong tranh khảm La Mã và Hy Lạp.
– Opus musivum: Vật để khảm được nằm trên một hay nhiều đường chạy theo các cạnh của đối tượng chính tương tự nhưng không xếp xít nhau mà sẽ trải hết ra toàn bộ nền.
– Opus palladianum: Phong cách này được sắp xếp theo hình dạng bất thường và không có quy luật sắp xếp cố định thay vì tạo thành các hàng.
– Opus circumactum: Vật để khảm được đặt chéo theo hình hình quạt hay bán nguyệt
– Opus classicum: Là sự kết hợp kết hợp Opus vermiculatum với Opus tessellatum hoặc Opus regulatum lại với nhau. Vật để khảm được đặt dọc theo những đường nét của hình ảnh tương phản trong nền và được sắp xếp theo kiểu Opus regulatum hoặc Opus tessellatum. Kỹ thuật này tạo ra một hình ảnh sắc nét và rõ ràng.
– Opus sectile: Đây là một trong những kỹ thuật phổ biến trong thế giới La Mã Cổ đại, loại này thường được dát trên tường và sàn nhà. Vật để khảm được cắt theo hình dạnh mảnh lớn. Vật để khảm phổ biến là bằng đá cẩm thạch, thủy tinh và có thể dùng cả ngọc trai.
– Micromosaic (Mosaic siêu nhỏ): Đây là một trong những nghệ thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhất bởi vật để khảm là những vật liệu rất nhỏ bằng thuỷ tinh hoặc chất liệu men, tạo ra hình ảnh tượng trưng nhỏ như là đồ trang sức Renaissance hay biểu tượng Byzantine.
Ba phương pháp khảm Mosaic
– Phương pháp trực tiếp: Đây là phương pháp đặt trực tiếp các vật để khảm lên bề mặt hỗ trợ. Phương pháp này rất phù hợp với các bề mặt không gian ba chiều và hạn chế chiều cao như bình, lọ hay chậu hoa…hoặc các tác phẩm nhỏ.
– Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này thường được sử dụng cho các công trình rất lớn hoặc dành cho các vùng ghép cần hình dạng cụ thể.
– Phương pháp gián tiếp đôi: Là việc thiết lập các vật để khảm đặt úp mặt lên trên một vật liệu liệu kết dính tạm thời như keo dính nhựa hoặc vôi.
Các kiểu Mosaic được ưa chuông trong trang trí nội thất.
Xuất hiện từ cách đây 4000 năm, những ngôi nhà với hoa văn Mosaic thường có tuổi thọ rất lâu đời. Đến tận ngày nay, chúng vẫn giữ được nét giá trị độc đáo và cuốn hút riêng của nó. Qua nhiều giai đoạn, phong cách này cũng có phần thay đổi và nâng cấp để phù hợp với các kiểu thiết kế nội thất hiện nay.
Nội thất Mosaic cổ điển
Được ứng dụng khá nhiều từ thời La Mã, điểm đặc trưng của nghệ thuật khảm thời kỳ xa xưa này đó là những bức tranh khảm từ đá màu, gốm, ngọc trai, cẩm thạch, thể hiện chân dung của vua, nữ hoàng, kể cả những câu chuyện về lịch sử,… Nhìn chung, lối trang trí theo phong cách Mosaic ở thời kì này chủ yếu chỉ dành cho tầng lớp quý tộc như vua chúa, thương nhân giàu có.
Nội thất Mosaic hiện đại
Khi cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại hơn và bắt đầu có nhiều cuộc cách tân trong lối thiết kế, thì hầu hết các xu hướng đều bị tác động không ít thì nhiều. Khảm trang trí cũng có những thay đổi nhất định. Lâu dần đã tạo nên phong cách kiến trúc Mosaic hiện đại và mới mẻ.
Theo thời gian, chất liệu khảm ngày càng được nâng cấp đa dạng và hiện đại hơn như kính màu, thủy tinh, gạch,… và được ứng dụng phổ biến hơn trong các công trình thiết kế nội thất, với nhiều lối kiến trúc khác nhau. Thêm vào đó màu sắc cũng được sử dụng nhiều hơn thời kỳ trước, từ nhã nhặn đến nổi bật và độc đáo. Điểm nổi bật của phong cách này đó là bạn có thể thấy những bức tranh được sắp xếp các mảnh ghép không tuân theo một quy luật nhất định nào hết. Chính điều đó đã tạo nên nét cởi cho không gian.
Phối hợp nghệ thuật Mosaic như thế nào với sàn gỗ
Có thể thấy rằng, sự trừu tượng và các chi tiết nhỏ trong phong cách nghệ thuật này là rất lớn. Một bức tường phủ kín những mảnh ghép nhỏ, chậu hoa khảm gốm đặt quanh phòng, một chiếc bàn khảm đá cầu kỳ, … Do vậy, để cân bằng lại không gian thiết kê, bạn cần phải cân nhắc những hạng mục còn lại phải thật đơn giản nhất có thể.
Do đó khi lựa chọn sàn gỗ cho ngôi nhà theo phong cách Mosaic , bạn chỉ nên lựa chọn những loại sàn nào có vân gỗ đơn giản, kiểu vân thẳng hoặc vân thưa để giảm bớt tính cầu kì cho không gian. Màu sắc được sử dụng trong nghệ thuật khảm nội thất cũng khá nhiều. Nên phương án tốt nhất là nên chọn sàn có màu trung tính để dễ dàng phối hợp với các màu còn lại.

Nếu không gian theo Style này có diện tích lớn thì bạn nên ưu tiên các loại sàn gỗ có bản to nhằm tạo sự thanh thoát hơn cũng như giảm chi tiết gây rối mắt cho căn phòng. Đối với những không gian có diện tích nhỏ hơn, bạn có thể ưu tiên lựa chọn những loại sàn nào có kích thước nhỡ hoặc bé để lắp đặt. Bạn có thể tham khảo thêm về sàn gỗ Malaysia để có thể lựa chọn được loại sàn gỗ phù hợp nhất với công trình của mình nhé!
Có thể thấy rằng, kiến trúc Mosaic đem đến rất nhiều nét mới lại và vẻ đẹp thu hút con người dù ở bất kỳ thời điểm nào, không gian nào. Nếu bạn đã quá chán với các kiểu thiết kế phổ biến và đang tìm kiếm một sự khác biệt và độc đáo thì bạn đừng nên bỏ qua phong cách thiết kế khảm trang trí này nhé!
Trong bài viết trên Kovisan đã giúp bạn trả lời các câu hỏi như gom mosaic la gi? Gốm mosaic là gì? Hy vọng, những thông tin trên có thể cho bạn có nguồn cảm hứng mới cho ngôi nhà của mình.
Hotline: 0852.852.386
Website: Kovisan.com
Địa Chỉ: T3 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.
Kovisan – Nhà phân phối sàn gỗ hàng đầu Việt Nam