Duới đây là các thông tin và kiến thức về Stt hay ngày giỗ tổ hay nhất và đầy đủ nhất
(www.LoiChucNhau.com) – Tuyển chọn 8 Lời Chúc Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay và Ý Nghĩa Nhất; Những Câu Chúc Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Status hay chúc bạn bè ngày giỗ tổ hùng vương là bài viết AD gửi đến mọi người trong dịp nghỉ lễ giỗ tổ năm nay. Hi vọng rằng sẽ là những câu status hay để các bạn chúc bạn bè và người thân của mình các bạn nhe.
8 Lời Chúc Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Lời chúc 1
– Hôm nay là ngày giỗ tổ hùng vương, chúc bạn một ngày thật nhiều niềm vui và gặp nhiều thành công mới trong cuộc sống.
Lời chúc 2:
– Chúc bạn có ngày nghĩ lễ thật ý nghĩa bên người thân và gia đình.
Lời chúc 3:
– Nhân ngày giỗ tổ chúc bạn có những giây phút thư giãn thật thoải mái bên gia đình và người thương.
Lời chúc 4:
– Hôm nay ngày giỗ tổ, không biết nói gì hơn ngoài chúc bạn một ngày thật vui vẽ, đi chơi thật là vui bạn nhé.
Lời chúc 5:
– Mùng mười tháng 3, anh ra thăm vườn, tìm một bông hoa, xinh tươi tặng em đó !! nghỉ lễ đi chơi thật sướng em gái nha.
Lời chúc 6:
– Chúc bà con cô bác nhân ngày nghỉ giỗ tổ, ai có gia đình thì gia đình hạnh phúc, ai có người yêu thì tiến tới hôn nhân, ai chưa có bồ thì nhanh nhanh thoát ế. Riêng tui nằm ở nhà xem phim !!! Ai rảnh thì qua tui chơi há.
Lời chúc 7:
– Một ngày nghỉ giỗ tổ thật là thư giản, thoải mái với những giờ phút nghĩ ngơi và đi chơi thật đã. Chúc mọi người thật một ngày tràn đầy niềm vui.
Lời chúc 8:
– Chúc tất cả các bạn một ngày nghỉ lễ thật vui bên gia đình và người thân. Luôn luôn chia sẽ niềm vui với tất cả mọi người dù ở bất cứ nơi đâu bạn nhé.
Nguồn gốc ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3?
Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” như một tinh thần văn hóa Việt Nam.
Theo ý kiến của GS sử học Lê Văn Lan nguồn gốc của ngày giỗ Tổ Hùng Vương như sau: “Tại Kính thiên lĩnh điện (Điện núi thờ Trời) trên núi Hùng, còn gọi là đền Thượng, có hai tấm bia cổ.
Tấm bia thứ nhất có tên là “Hùng miếu điển lệ bia” có ghi: xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có lăng miếu phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm cả nước đến lễ, thường lấy kỳ mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày mà tục lễ của dân xã đó, lấy ngày 11/3, kết hợp với thờ thần thổ kỳ, làm lễ riêng, thường hứng bất kỳ, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì kém đi.
Nay cẩn thận tính lại rằng, từ đây về sau, lấy ngày 10/3, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt khiến dân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái”. (Công văn Bộ lễ triều Nguyễn đề ngày 25/7 năm Khải Định thứ nhất tức 1917).
Tấm bia thứ hai mang tên “Hùng Vương từ khảo” (tức Đền Hùng Vương khảo cứu) do tham chi Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ lập, ghi: “Trước đây, ngày Quốc tế (lễ) lấy vào mùa thu làm định kỳ.
Đến năm Khải Định (dương lịch là 1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ lễ ấn định ngày 10/3 hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương đời thứ 18, một ngày. Còn ngày giỗ (tức 11/3) thì do dân sở tại làm lễ.